Đã 19 năm kể từ khi hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tập trung thỉnh nguyện ôn hòa tại Khu Phức hợp Chính quyền Trung ương của Trung Quốc, đề nghị chính quyền thả các học viên đã bị bắt giữ phi pháp trước đó và cho phép họ tự do thực hành đức tin của mình mà không bị cản trở. Thế giới nhìn nhận như thế nào về Pháp Luân Công? Có thể tìm hiểu thêm những thông tin khác về Pháp Luân Công.
Thứ
nhất, ôn hòa và thiện lương
Thứ nhất, các học viên Pháp Luân Công là một đoàn thể
thiện lương, ôn hòa và lý trí. Về điểm này, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25-4
đã minh chứng vô cùng rõ ràng. Các phương tiện truyền thông thuộc quyền kiểm
soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó đã đưa ra vu khống rằng các học
viên đã “bao vây” và “tấn công” chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, các học viên không hề bao vây mà cũng chẳng
tấn công ai. Họ chỉ đơn giản là chiểu theo Hiến pháp của mình mà bày tỏ ý kiến
tới các quan chức chính phủ. Quá trình thỉnh nguyện này diễn ra hết sức ôn hòa,
không có ai ồn ào, không hề cản trở giao thông, cũng không gây phiên toái hay ảnh
hưởng gì đến người dân xung quanh. Trước khi rời đi, các học viên còn nhặt cả
những mẩu giấy trên mặt đất, thậm chí là cả rác của người đi đường vứt ra.
ĐCSTQ đã vu khống cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này là
“gây mất trật tự”. Tuy nhiên, trên thực tế, chính vì chính quyền đã tiến hành bắt
giữ và đánh đập phi pháp 45 học viên Pháp Luân Công đang luyện công nơi công cộng
và cũng không chịu thả những học viên này nên mới phát sinh sự việc thỉnh nguyện
ôn hòa của các học viên.
Chính quyền đã từ chối thả các học viên nên các học
viên buộc phải lên tiếng. Trước vụ bắt bớ này, ĐCSTQ đã phát hành các bài báo
công kích các học viên Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông và chỉ
thị nhân viên an ninh công cộng quấy nhiễu các học viên luyện công ngoài trời
như thể họ đã phạm tội mà chẳng cần điều tra.
Cục Tuyên truyền khi đó đã cấm xuất bản các sách
Pháp Luân Công mà không qua bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Trước những cáo buộc và
sách nhiễu này, các học viên cảm thấy đã đến lúc cần phải gặp chính quyền và
yêu cầu quyền hiến pháp cơ bản đối với tự do tín ngưỡng. Trong cuộc kháng nghị,
các học viên đã đề nghị chính phủ thả 45 học viên bị bắt giữ phi pháp, cho phép
xuất bản sách và đảm bảo cho họ một môi trường tự do tu luyện.
Ngày 25 tháng 4 năm 1999 đã diễn ra cuộc thỉnh nguyện
ôn hòa, khi đó Thủ tướng Chu Dung Cơ đã giải quyết thỏa đáng vấn đề với các học
viên.
Nhưng không may là, Giang Trạch Dân, bấy giờ là lãnh
đạo ĐCSTQ, đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật của ĐCSTQ
chuyên trách việc giám sát cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau đó, đến ngày 20
tháng 7 năm 1999, Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công một cách có hệ
thống trên quy mô toàn quốc.
Trong suốt 19 năm qua, chính quyền Trung Quốc không
ngừng tra tấn những học viên không chịu từ bỏ đức tin của mình trong các nhà
tù, trại lao động cưỡng bức và trung tâm tẩy não. Có ít nhất 4.213 học viên được
ghi nhận đã bị tử vong vì tra tấn. Xin lưu ý rằng vì sự phong tỏa thông tin của
ĐCSTQ nên con số thực tế có thể còn vượt xa con số này.
Tuy nhiên, suốt 19 năm qua, chưa từng phát sinh một
trường hợp nào mà học viên trả thù bằng bạo lực. Mà hoàn toàn ngược lại, các học
viên tin rằng những cảnh sát tham gia vào cuộc bức hại chỉ là nạn nhân của chiến
dịch tuyên truyền của ĐCSTQ. Các học viên không ngừng nói với cảnh sát về Pháp
Luân Công và chân tướng của cuộc bức hại, dùng thiện tâm khuyên cảnh sát đình
chỉ hành ác bởi họ không muốn những cảnh sát này phạm tội khi bức hại những người
tốt.
Truyền thông của ĐCSTQ đã tuyên bố rằng hơn 1.400 học
viên Pháp Luân Công có liên quan đến những vụ cực đoan, bao gồm cả vụ tự thiêu
giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn. Tất cả những điều này đã được chứng
minh là dối trá.
Thứ
hai, niềm tin kiên định
Thứ hai, các học viên không mảy may dao động niềm
tin vững chắc vào các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Không một hình thức tra tấn
nào sử dụng trong các nhà tù, trại lao động cưỡng bức và trung tâm tẩy não có
thể thay đổi được tâm hướng thiện của các học viên.
Hết năm này đến năm khác, trong suốt 19 năm qua, các
học viên Pháp Luân Công đã không ngừng kiên trì thông tin tới công chúng rằng tại
sao cuộc bức hại này là hoàn toàn sai trái và kêu gọi mọi người cùng hỗ trợ chấm
dứt bức hại. Trong các phong trào vận động chính trị của ĐCSTQ trong lịch sử,
không có nhóm nào có thể tồn tại khi Đảng đã nhắm vào nó mà bức hại, ngoại trừ
Pháp Luân Công.
Từ khóa: Phap Luan Cong.